Translate by Google

Giới Thiệu 




Đông Trùng Hạ Thảo chữa Ung Thư, Khối U, tăng Miễn Dịch


ĐTHT đã được sử dụng trong y học cổ truyền để chữa nhiều bệnh gồm có: bệnh về đường hô hấp, bệnh phổi, bệnh thận, bệnh gan, bệnh tim mạch và yếu khả năng sinh dục và nó cũng được dùng trong chữa trị rối loạn chức năng miễn dịch và hỗ trợ điều trị virus, ung thư.

1. Tác dụng với bệnh ung thư : Ngày nay điều trị ung thư thường dùng hoá trị, xạ trị và trong điều trị bệnh ung thư trong hoá trị và xạ trị có bổ sung thêm dùng ĐTHT. Dùng ĐTHT nó có tác dụng kiềm chế phát triển của khối u, tăng khả năng miễn dịch và tăng thể lực do đó nó hỗ trợ cho điều trị bệnh ung thư trong biện pháp hoá trị và xạ trị.

2. Tác dụng chống khối u: Dùng polysaccharides phân đoạn CI-P và CI-A, chiết xuất từ ĐTHT Cordyceps với liều 1-10mg/kg trọng lượng mỗi ngày cho chuột có khối u đã cho ta thấy có tác dụng chống khối u sarcoma 180. Một chất kiềm polysaccharides có tên là CI-6I dẫn xuất từ ĐTHT loài C.sobolifera nó có tác dụng chống với marine sarcoma 180 với liều dùng 10mg/kg/ngày. Mijuno 1999 đã nghiên cứu B-(1-3)-D-glucan, phân đoạn CO-N, có dẫn xuất từ ĐTHT C.ophioglossoides tác dụng của nó chống lại chuỗi tế bào sarcoma 180, thường được dùng để thực nghiệm các chất chống khối u với liều 0,5mg/kg tiêm vào chuột có khối u, khối u bị kiềm chế phát triển, tỷ lệ đạt đến 98% (Theo Ohmori và cộng sự 1986). Các chất kể trên là tiềm năng để phát triển thuốc chống khối u. Nhiều nghiên cứu điều trị bệnh nhân ung thư ở TQ và Nhật Bản có sử dụng Cordyceps thì kết quả dương tính rõ. Trong một nghiên cứu điều trị 50 bệnh nhân bị ung thư phổi với liều điều trị là6g/ngày cùng với hoá trị, khối u giảm xuống 46%. Đã có sử dụng ĐTHT điều trị các loại ung thư khác nhau với liều 6g/ngày trong vòng hai tháng cho thấy bệnh được cải thiện đáng kể, kiểm tra tế bào bạch cầu thấy tăng cao ở các bệnh nhân có khối u giảm 50% (Theo Zhou và các cộng sự 1998).
3. Tác dụng điều tiết miễn dịch: Nó có tác dụng điều tiết miễn dịch của cơ thể và ngăn ngừa bệnh của một số loài thuộc ĐTHT giống Cordyceps. Nó có hai chức năng điều chỉnh tăng hoặc giảm miễn dịch. Khi các bệnh nhân bị thiếu khả năng miễn dịch, như ở bệnh nhân ung thư, viêm gan B và HIV được sử dụng ĐTHT hỗ trợ điều trị, kết quả cho thấy số lượng và tác động của bạch cầu trong máu tăng. Ngược lại với bệnh nhân tăng miễn dịch quá cao như bệnh bạch cầu (lymphoma) hoặc các bệnh thấp khớp (rheumatoid arthritis) khi dùng ĐTHT cho thấy số lượng và tác động của bạch cầu trong máu giảm ngược lại số lượng hồng cầu lại tăng. Quá trình này diễn biến là do các cơ chế trong các pha khác nhau sản xuất máu. Các tế bào máu tất cả được sản xuất trong tuỷ xương. Chúng ra khỏi tuỷ xương đầu tiên ở dạng chưa thành thục và sau đó xâm nhập vào các cơ quan khác trở thành thành thục với các dạng khác nhau của tế bào máu như hồng cầu, tế bào T. Khi có mặt của ĐTHT Cordyceps, nó ảnh hưởng lên các cơ chế khác nhau sản sinh hồng cầu, bạch cầu và tế bào T. Ở đây, nó trực tiếp tới quá trình biến đổi các tế bào máu ở dạng chưa thành thục thành thành thục. 


Các hợp chất thiên nhiên trong Đông Trùng Hạ Thảo


Cordyceps là một loại nấm thuộc ngành Ascomycotina, lớp Asiomycetes. Một sự phân loại mới của các loài Cordyceps đã được gợi ý trên nền tảng phân cấp hóa học của các chuỗi nucleotide phần của 18 S rDNA lấy được từ 4 loài khác nhau.

Trong số các loài khác nhau của chủng loại này, C.sinensis (Berk) Saac được đánh giá cao trong hệ thống thuốc y học cổ truyền Trung Quốc. Bởi vì chứa đầy đủ các thành phần và hàm lượng của chúng thì rất cao. Các thành phần đó có thể kể trong một bảng danh sách như sau:

Acid Cordycepic, acid glutamic, các acid amin (phenylalanine, proline, histdine, valine, oxyvaline, arginine); Polyamines (1,3 - diamino propane, cadaverine, spermidine, homospermidine và purtescine); Cyclic dipeptides (cyclo - (gly-pro), cyclo - (leu-pro), cyclo - (val-pro), cyclo - (ala-pro), cyclo - (ala-leu), cyclo - (ala-val) và cyclo - (thr-leu); Saccharides và dẫn xuất đường (d-mannitol, oligosacharides và polysaccharides); Sterols (ergosterol, delta -3ergosterol, ergosterol peroxide, 3-sistosterol, daucosterol và campasterol); Nucleotides và nucleosides (adenine, uracil, uridine, guanine, guanosine, thymidine, deoxyuridine và cordycepin); 28 acids béo bão hòa và không bão hòa, chất dẫn xuất của chúng và các acids hữu cơ khác (oleic, linoleic, palmitic và acid stearic); Vitamins (B1, B2, B12, E và K); các chất vô cơ (K, Na, Ca, Mg, Fe, Cu, Mn, Zn, Pi, Se, Al, Si, Ni, Sr, Ti, Cr, Ga, V và Zr).

Dưới đây là phân loại sơ bộ các thành phần đó: (Theo Holliday và cs 2004)

1. Những thành phần dinh dưỡng chung của Cordyceps

Cordyceps chứa một loạt các hợp chất dinh dưỡng. Nó chứa tất cả các acid amin, vitamin B1, B2, B12, E và K, một loạt các loại đường bao gồm mono -di và oligiosaccharides và rất nhiều các polyssaccharides (một sự phức tạp đáng ngạc nhiên và độc nhất vô nhị), protein, sterols, nucleosides và một loạt các yếu tố khác (K, Na, Ca, Mg, Fe, Cu, Mn, Zn, Pi, Se, Al, Si, Ni, Sr, Ti, Cr, Ga, V và Zn).

2. Các chất hoạt tính sinh học chính

Cordyceps [3’-deoxyadenosine] và acid Cordycepic [d-manito] là những hợp chất ban đầu được tách chiết từ loài Cordyceps militaris. Một nghiên cứu khác đã thông báo về sự mô tả của Cordycepin [3’-deoxyadenosine] và 2’ deoxyadenosine sử dụng cộng hưởng từ (NMR) và quang phổ học (IR trong chiết suất của Cordyceps sisnensis). Những thành phần khác được tìm thấy bao gồm saccharises đa dạng và polyssaccharides có sự đa dạng và sự phức tạp đáng ngạc nhiên (bao gồm cyclofurans -cyclic rings của đường 5 carbon với những chức năng không biết, betaglucans, beta -mannans, beta mannan polymers liên kết ngang và polyssaccharides phức hợp bao gồm cả đường 5 và 6 carbon cùng nhau tham gia trong các chuỗi nhánh gồm cả hai dạng alpha và beta. Rất nhiều nucleosides đã được tìm thấy trong Cordyceps, bao gồm uridine, một vài cấu trúc tiêu biểu của deoxyuridines, adenosine, 2’3’ dideoxyadenosine (mà đã được đưa ra thị trường khắp thế giới như là chất antiretroviruses ban đầu cho điều trị lây nhiễm HIV dưới các tên như DidannosineTM, VidexTM, và các tên khác) hydroxyethyladenosine, cordycepin [3’-deoxyadenosine], cordycepin triphosphate, guanidine, deoxyguanidine và một loạt các nucleosides oxy hóa và đã thay đổi độc nhất vô nhị khác mà không tìm thấy ở đâu ngoài thiên nhiên. Trong ghi chú đặc biệt có các hợp chất áp chế miễn dịch đa dạng được tìm thấy trong Cordyceps, bao gồm cyclosporin là chất chống đối chính được sử dụng cho việc cấy ghép các bộ phận trên cơ thể người mà có nguồn gốc từ các lòai Cordyceps subsessilis [anamorphor: Tolypocaldium infalatum]. Những hợp chất áp chế miễn dịch khác được tìm thấy trong một loài liên quan mật thiết đến Cordyceps có tên là Isaria Sinclarii.

3. Polysaccharides

Trong vương quốc của nấm, và đặc biệt là Cordyceps, polysaccharides có thể là nổi tiếng nhất và được hiểu như là các hợp chất có hoạt tính sinh học. Một số các polysaccharides và các chất dẫn xuất dường khác như là acid cordycepic [d-mannito] đã được nhận dạng và hoạt tính dược lý đã được báo cáo. Nghiên cứu cho thấy những polysaccharides này có hiệu quả trong việc điều tiết đường trong máu, chống di căn (Nakamura và các cộng sự 1999) và hiệu quả chống ung thư và tăng cường miễn dịch.

4. Proteins và các hợp chất Nitragenous

Cordyceps chứa proteins, peptides và tất cả các acid amin thiết yếu khác, Cordyceps chứa một số dipeptide cyclic không phổ biến bao gồm cyclo -[Gly-Pro], cyclo - [Leu-Pro], cyclo -[Ala-Leu], cyclo - [Ala-Val] và Cyclo - [Thr-Leu]. Khối lượng nhỏ các polyamines bao gồm 1,3 diamino propane, cadaverine, spermidine, spermine và pustrescine đã được nhận dạng. Người ta nghi là chúng có tác dụng kháng sinh.

5. Sterols

Một số hợp chất loại sterol đã được tìm thấy trong Cordyceps. Một số trong những chất này là ergosterol, Delta - 3 ergosterol, ergosterol peroxide, 3-sitosterol, daucosterol và campasterol. v.v... Chúng có liên quan tới sex-steroid chống rối loạn tình dục.

6. Các thành phần cấu tạo khác

28 acids béo đã được bão hòa hay chưa bão hòa và các chất dẫn xuất của chúng đã được tách chiết từ C.sinensis. Hợp chất phân cực của chiết xuất Cordyceps bao gồm rất nhiều hợp chất hydrocarbons, alcohols và aldehydes. Đặc biệt thú vị đó là chuỗi hydrocarbon aromatic polycylic (PAH) được sản xuất bởi Cordyceps sinensis như là chất chuyển hóa thứ cấp. Những hợp chất PAH này phản ứng với polypropylene được sử dụng trong các túi nuôi trồng nấm thông thường, dẫn đến việc sản sinh ra các sản phẩm phụ độc đối với Cordyceps, làm chậm sự tăng trưởng như thời gian quá trình tăng trưởng. Thậm chí những polypropelene/ sản phẩm phụ PAH sẽ giết chết các sinh vật làm cho môi trường nuôi cấy C.sinensis trong loại túi trở nên không thực nữa. Với khoảng thời gian tăng trưởng đã được mở rộng, C.sinensis phải được trồng trong cốc hoặc những vật chứa đựng bằng kim loại. Những hợp chất PAH này có trong môi trường sống, nhưng là chất dễ bay hơi (không ổn định) và dễ bị mất đi nếu bị khô.


  Đông Trùng Hạ Thảo tăng sinh lý


Cordyceps sinensis có thể ảnh hưởng đến ham muốn và chức năng tình dục của bệnh nhân, cũng có thể qua hệ thống hormone tình dục hoặc trực tiếp tác động lên cơ quan sinh dục.

Cordyceps được sử dụng hàng thế kỷ trong Y học Cổ truyền Trung Quốc để điều trị suy giảm tình dục ở cả nam/nữ, như hypolibidinism và bất lực. Các dữ liệu tiền lâm sàng trên những ảnh hưởng của Cordyceps sinensis trên chuột cho thấy những ảnh hưởng như sex-steroid (Wan và các cộng sự 1988). Những thử nghiệm lâm sàng trên người đã chỉ ra hiệu quả giống nhau của Cordyceps trong việc chống lại việc giảm ham muốn tình dục. Kết quả của một nghiên cứu như vậy (Yang và các cộng sự 1995) đã cho thấy mức tăng nước tiểu trong 24 giờ là 17-keto-steroid, được so sánh với nhóm đối chứng. Những kết quả này chỉ ra rằng Cordyceps sinensis có thể ảnh hưởng đến ham muốn và chức năng tình dục của bệnh nhân, cũng có thể qua hệ thống hormone tình dục hoặc trực tiếp tác động lên cơ quan sinh dục, song song với những ảnh hưởng trên trục hypothalomo-pituitary-adrenocortical” (Zhu, 1998). Sự có mặt của acid amin, vitamin, kẽm và các yếu tố khác được tìm thấy ở trong Cordyceps được giả định làm tăng tỷ lệ tinh dịch, như đã thể hiện trong những nghiên cứu lâm sàng và tiền lâm sàng (Guo, 1986). Trong 3 nghiên cứu riêng rẽ được thực hiện ở Trung Quốc trên tổng số 756 bệnh nhân bị giảm ham muốn tình dục (hypolibidism). Các bệnh nhân đó được điều trị hoặc bằng placebo hoặc bằng Cordyceps sinensis 3g/ngày trong vòng 40 ngày. Sau khi hoàn tất nghiên cứu 40 ngày, 64,8% trong số các bệnh nhân trong nhóm Cordyceps được báo cáo lại là có sự cải tiến về ham muốn tình dục của họ, trong khi chỉ có 23,8% cho thấy sự tiến triển trong nhóm placebo. Cũng có nghiên cứu khác trên 492 bệnh nhân có ghi chú là thiếu ham muốn tình dục đã tìm thấy niềm tin ở căn bệnh này khi sử dụng Cordyceps. Trong một nghiên cứu khác trên cả (ông già và bà già) phụ nữ và nam giới có tuổi với những phàn nàn về việc giảm ham muốn tình dục, bất lực và các chức năng sinh dục khác, Cordyceps được sử dụng 3g/ngày cho 40 ngày thì thấy mức độ cải thiện đã rõ. Làm tăng lượng tinh dịch, làm tăng chất dịch chứa tinh trùng và làm giảm lượng tinh dịch xấu được ghi lại trong đa số các bệnh nhân nam giới và hơn 2/3 số bệnh nhân báo cáo về việc chứng bất lực của họ mất đi. Những cải thiện trong ham muốn tình dục đã được ghi lại trong đa số các bệnh nhân nữ. (Zhu và các cộng sự 1998). Cordyceps được rõ ràng chỉ ra như một tác nhân chữa bệnh trong việc điều trị hypolibidenism và các chức năng tình dục khác ở cả nam và nữ giới...



Cách phân loại Đông Trùng Hạ Thảo


Việc xác định chính xác loài của Cordyceps không thể dựa vào hình thái mà phải dựa vào phân tích DNA (ADN) của các loài Đông Trùng Hạ Thảo (ĐTHT)

Chen Yue Qin và cộng sự (2002) đã dùng phương pháp phân tích so sánh đoạn sao chép bên trong của DNA ở các loài khác nhau cho thấy C.sinensis tuy ở các vùng địa lý khác nhau nhưng hoàn toàn đồng nhất. Sự sai khác chỉ xảy ra ở các loài dùng để thay thế C.sinensis. Từ phân tích trên, Chen Yue và cộng sự đề nghị dùng phân tích DNA theo phương pháp so sánh đoạn sao chép bên trong của DNA để xác định loài của Cordyceps. Phân tích DNA thì dùng các kỹ thuật sau:

1.Kỹ thuật PCR

Kỹ Thuật PCR được đề xướng vào giữa thập kỷ 1980 bởi Kary Mullis đã đưa lại một cuộc cách mạng trong di truyền học phân tử. PCR là một phản ứng sinh hóa phụ thuộc nhiệt độ, sử dụng đặc điểm của quá trình sao chép DNA với sự tham gia của một loại enzyme DNA - Polymeraza chịu nhiệt, có hai đoạn ngắn DNA sợi đơn làm mồi (có độ dài từ 6-30 nucleotid) và dùng đoạn DNA mạch đơn làm khuôn để tổng hợp nên sợi mới bổ sung với nó. Các sợi DNA mạch đơn làm khuôn được tạo ra theo cách đơn giản là nâng nhiệt độ lên từ 92oC - 98oC (thường ở 94oC) cho chuỗi xoắn kép DNA bung ra. Trong kỹ thuật PCR, các đoạn mồi được chọn ở hai đầu đoạn DNA cần nhân lên, sao cho các sợi DNA tổng hợp mới được bắt đầu tại mỗi đoạn mồi và kéo dài về phía đoạn mồi nằm trên sợi kia để cho ra sản phẩm có độ dài nằm giữa hai đoạn mồi này. Độ dài của sản phẩm PCR có thể từ vài trăm cho đến hàng ngàn, thậm chí vài ngàn cặp nucleotid. Như vậy, sau mỗi chu kỳ, các điểm bám cho các đoạn mồi lại được nâng nhiệt độ lên thích hợp cho các sợi ban đầu tách khỏi sợi mới tổng hợp, các sợi này lại được dùng làm khuôn cho các chu kỳ tiếp theo, bao gồm các bước: gắn mồi, tổng hợp DNA và tách rời các đoạn.

Kết quả cuối cùng của phản ứng PCR là sau n chu kỳ của phản ứng, tính theo lý thuyết, sẽ có 2n bản sao các phân tử DNA mạch kép nằm giữa hai đoạn mồi. Như vậy, kết quả là một đoạn DNA định trước được “nhân lên” với lượng rất lớn. Ví dụ sau 30 chu kỳ số lượng bản sao DNA của PCR là 1.073.741.824.

2.Kỹ thuật điện di

Đây là kỹ thuật chủ yếu làm cho các đoạn acid nucleic hiển thị trực tiếp. Các phân tử acid nucleic ở pH trung tính, tích điện âm nhờ các nhóm photphat nằm trên khung photphodieste của các sợi acid nucleic. Khi đặt chúng vào một điện trường, các phân tử acid nucleic sẽ chuyển dịch về cực dương. Khi tiến hành trên môi trường thạch, các phân tử acid nucleic tùy theo kích thước sẽ dịch chuyển với các tốc độ khác nhau; loại có phân tử lượng lớn dịch chuyển chậm, loại bé hơn sẽ dịch chuyển nhanh hơn. Thạch argarose được dùng để chạy trong máy điện di, gel polyacrylamid thường dùng để phân tách các phân tử acid nucleic có kích thước nhỏ trong các ứng dụng như xác định trình tự DNA. Chỉ thị phân tử DNA hay được dùng nhất là DNA của thực khuẩn thể Lamda, có chiều dài 43kb được cắt bằng enzyme giới hạn HindIII. DNA của thực khuẩn thể được HindIII cắt thành 8 phân đoạn có độ dài: 23,1kb; 9,4kb; 6,5kb; 4,3kb; 2,3kb; 2,0kb; 0,56kb; 0,125kb. Nhờ chỉ thị phân tử này mà người ta có thể xác định được độ dài của đoạn DNA nghiên cứu.

3.Kỹ thuật tách dòng

Tách dòng (clonning) hay còn được gọi là tạo dòng, nhân dòng là nhằm nhân lên và thu nhận một lượng lớn bản sao DNA từ một trình tự DNA xác định. Nó gồm 5 bước chủ yếu là:

-          Chọn và xử lý vector

-          Xử lý DNA cần cho tách dòng

-          Tạo vector tái tổ hợp từ hai thành phần trên

-         Chuyển vector tái tổ hợp vào tế bào chủ (vi khuẩn)

-         Chọn lọc dòng vi khuẩn có chứa vector tái tổ hợp cần tìm hay còn gọi là phát hiện dòng cần tìm trong thư viện gen.

Quá trình tách dòng sản phẩm PCR được bắt đầu bằng công đoạn đưa DNA sản phẩm của PCR gắn vào trong hệ gen của một vòng DNA đã được thiết kế trước gọi là plasmid. Plasmid chứa DNA ngoại lai này được chuyển nạp vào tế bào chủ thích ứng để nuôi cấy với số lượng lớn và tách DNA plasmid chứa sản phẩm PCR ra, nhằm thu được một số lượng lớn bản sao DNA. Để thực hiện tách dòng sản phẩm PCR, phải có các thành phần sau: DNA ngoại lai (DNA sản phẩm của PCR, vector dẫn truyền - hay còn gọi là plasmid mang), dòng tế bào chủ thích ứng. Sản phẩm PCR có độ dài dưới 3kb có thể được gắn trực tiếp vào plasmid theo cơ chế bổ sung adenin (A) của đầu 3’ ở sản phẩm PCR với thymine (T) ở đầu 3’ của vector (plasmid) đã được thiết kế trước theo cơ chế tách dòng TA (tách dòng TA trực tiếp). Plasmid được sử dụng thông dụng hiện nay là loại vector pCR® 2.1-TOPO® của hãng Invitrogen. pCR® 2.1-TOPO® có kích thước là 3,9 kb, thuộc loại T-vector, được thiết kế với sự có mặt của hai nucleotid thymine (T) nằm ở hai đầu trong vùng nhân dòng đa điểm cắt của vector (vùng MCS). Do đó, vector này không tự đóng vòng được. Các đoạn DNA, sản phẩm của phản ứng PCR thông thường sẽ được gắn thêm một nucleotid adenin (A) ở cuối đầu 3’ nhờ hoạt tính đặc biệt của Taq DNA - polymeraza. Các nucleotit này sẽ liên kết bổ sung với các nucleotid thymine (T) của vector tách dòng trong quá trình ghép nối sản phẩm PCR vào vector pCR® 2.1-TOPO®, nhờ đó mà tạo thành một plasmid tái tổ hợp vòng khép kín. Tại hai đầu của vùng MCS có bố trí rất nhiều điểm cắt của các enzyme giới hạn, trong đó có điểm cắt của enzyme giới hạn EcoRI, rất thuận lợi cho quá trình kiểm tra sản phẩm tách dòng. Ngoài ra, vector pCR® 2.1-TOPO® cũng chứa các gen mã hóa cho các protein - enzyme cần thiết trong quá trình chọn lọc các plasmid tái tổ hợp (gen kháng sinh, operon -lac). Operon - lac chứa gen mã hóa cho enzyme β - galactosidaza nằm trong vùng MCS, có khả năng thủy phân một loại hóa chất có tên là X - gal không màu tạo thành sản phẩm có màu xanh.Vì vậy, nếu sản phẩm PCR được gắn vào vector thì sẽ làm bất hoạt gen Lac. Do đó, các vi khuẩn mang plasmid tái tổ hợp sẽ tạo nên khuẩn lạc màu trắng được phân biệt với các vi khuẩn mang vector pCR® 2.1-TOPO® nguyên bản có khuẩn lạc màu xanh.

Đầu tiên, DNA ngoại lai được nối vào vector nhằm tạo ra vector tái tổ hợp. Sau đó, vector tái tổ hợp chuyển nạp vào tế bào chủ và tế bào chủ được cấy trong môi trường thích hợp để nhân vi khuẩn lên nhiều lần. Cuối cùng qua các bước tách chiết DNA, người ta sẽ thu được một số lượng lớn DNA của plasmid tái tổ hợp (plasmid chứa DNA -PCR)

Các nhân tố như vector, tế bào chủ có thể thay đổi nhưng tiến trình tách dòng nói chung được thực hiện qua các bước: chọn và xử lý vector, xử Lý DNA cần tạo dòng, tạo vector tái tổ hợp vào tế bào chủ, phát hiện và thu hoạch dòng cần tìm.

4.Kỹ thuật giải trình trình tự và xử lý số liệu

Giải trình trình tự DNA (DNA sequecing) là quá trình xác lập và thu nhận thành phần nucleotid của một phân đoạn DNA cần nghiên cứu. Phương pháp này kết hợp ba bước của một phản ứng, bao gồm: bung liên kết, bám mồi và tổng hợp sợi đơn nucleotid. Chuỗi DNA cuối cùng thu nhận được bao giờ cũng được xác định theo chiều 5’-3’. Mỗi một lần giải trình trình tự, chuỗi thô (chuỗi có thành phần DNA ban đầu chưa được xử lý) có độ dài khoảng vài trăm cho đến 1000 nucleotid, thông thường là 500-700 nucleotid, nếu giải trình được thực hiện trên máy giải trình tự động loại hiện đại nhất hiện nay. Giải trình trình tự gen có các thành phần tham gia giống như thành phần tham gia phản ứng PCR, nhưng có một số đặc trưng riêng biệt:

- Mồi tham gia phản ứng giải trình trình tự là 1 chuỗi oligonucleotid. Mồi đơn này sẽ bám vào vùng DNA nằm trên sợi đối xứng bổ sung, có thành phần nucleotid tương ứng với mồi, theo quy tắc đối xứng bổ sung. Mồi sẽ cùng với DNA - polymerase có trong hỗn hợp phản ứng, xúc tác tổng hợp nên 1 sợi DNA bổ sung có độ dài vài trăm đến 1000 nucleotid.

- Ngoài dạng dNTP bình thường còn được bổ sung thêm các thành phần base nitơ tham gia giải trình trình tự được cung cấp ở dạng dideoxy (ddNTP): ddATP (Dideoxy Adenine Triphosphate), ddCTP (Dieoxy Cytosine Triphosphate), ddGTP (Dieoxy Thymine Triphosphate) và ddTTP (Dideoxy Thymine Triphosphate).

- Phản ứng giải trình trình tự có thể được tiến hành trực tiếp từ sản phẩm PCR đã được tinh sạch hoặc từ DNA plasmid tái tổ hợp. Người ta sử dụng vector pCR® 2.1-TOPO® của bộ TA - cloning kit để dòng hóa sản phẩm PCR, sau đó sẽ được giải trình trên máy xác định giải trình tự động (máy ABI - 3100 Avant của hãng Perkin - Elmer (Mỹ).

- Đối với giải trình trực tiếp: Dùng một mồi đơn đặc hiệu bám trên chuỗi DNA của sản phẩm.

- Đối với trường hợp sản phẩm PCR được dòng hóa: Do hai đầu biên bao quanh DNA tái tổ hợp, chuỗi DNA của vector được bố trí cho mồi xuôi M13F (forward) hoặc mồi ngược M13R (reverse) bám vào, nên trong quá trình giải trình tự, chúng sẽ cho trật tự nucleotid từ điểm bám xuyên ngang qua DNA ngoại lai, cho chúng ta chuỗi thô nucleotid của DNA plasmid tái tổ hợp. Các chuỗi thô sẽ được xử lý bằng chương trình máy tính (SeqEd 1.03) để có chuỗi có trình tự đúng trước khi đối chiếu.

- Sau khi đối chiếu, chúng ta thu được chuỗi cuối cùng, và có thể xem xét trình tự nucleotid và trình tự acid amin tương ứng.

Trên đây là những kỹ thuật cơ bản phân tích DNA nói chung và cũng dùng để phân loại các chủng loài trong đó có các loại ĐTHT.



Đặc điểm Đông Trùng Hạ Thảo


Hiện nay, các nước ngoài Trung Quốc như Nhật Bản, Triều Tiên, Mỹ, và Việt Nam cũng đã phát hiện tồn tại Đông Trùng Hạ Thảo.

Cây nấm C.sinensis có gốc gắn với đầu của sâu, có hình giống như gậy đánh khúc quân cầu, đầu có dạng hình chùy ( giống Cordyceps xuất phát từ tiếng Latinh, Cord = chùy, ceps = đầu). Nấm dạng quả thể có mầu nâu đen hoặc màu đen, dài khoảng 4-11cm, trọng lượng khoảng 0,06g. Sâu khi còn tươi có dạng con tằm, có màu vàng đến màu nâu, đầu màu đỏ nhạt, dài khoảng 3-5cm. Sâu có 8 đôi chân, 4 đôi chân ở giữa thân sâu là trông rõ nhất. Khi nấm đạt đến độ thành thục nhất tiêu thụ đến 99% chất dinh dưỡng từ thân sâu và sâu biến thành xác khô. Nấm quả thể thành thục sẽ phát tán các bào tử ra chung quanh khoảng vài cm, nếu gặp gió có thể phát tán cao hơn. Một số loài sâu của giống Hepiatis bị nhiễm nấm bởi các bào tử nấm C.sinensis. Nấm C.sinensis thuộc vào loại nấm phát triển hàng năm. Trên các đồng cỏ của Tây Nam TQ hoặc cao nguyên Himalaya, người ta thu hoạch ĐTHT vào tháng 4 đến tháng 8 hàng năm. Hiện nay, các nước ngoài Trung Quốc như Nhật Bản, Triều Tiên, Mỹ, và Việt Nam cũng đã phát hiện tồn tại Đông Trùng Hạ Thảo. Cơ chế xâm nhiễm của nấm C.sinensis và sâu đến nay chưa biết rõ. Vào mùa đông sâu bị nhiễm bào tử nấm qua ăn phải bào tử nấm hoặc qua các hơi thở của sâu. Nấm phát triển bằng chất dinh dưỡng của sâu, khi sử dụng hết chất dinh dưỡng của sâu làm sâu chết khô. Đến mùa hè, nấm phát triển thành cây mọc ra từ đầu sâu vươn ra khỏi mặt đất. Thời gian để nấm phát triển thành dạng quả thể kéo dài trong cơ thể sâu cả các tháng mùa đông đến cuối xuân đầu hè.

Trong sự phát triển của nấm hiện nay cũng có tranh cãi là nấm ký sinh hay nấm cộng sinh. Hiện có 2 quan điểm. Theo nhà bệnh lý côn trùng Jaroslav Weiser (1965) Tiệp Khắc và Jayaraj, S. Ấn Độ thì Cordyceps là ký sinh vì trong đó có nhiều loài của Beauvera, Metarhyjium, Isaria và ngay cả Cordyceps cũng gây bệnh côn trùng và được sử dụng trong phòng trừ sâu hại. Ngày nay, các giống nấm trên được coi là đồng danh, cùng giống loài có tên khác nhau hay dị hình thái. Một số nhà sinh học khác lại coi là nấm cộng sinh như theo Suh và cộng sự 2001. Sở dĩ như vậy là khi nuôi trồng ĐTHT C.sinesis nhân tạo phát hiện thấy giai đoạn phát triển dị hình thái dạng nấm men. Dạng nấm men này giống như dạng nấm men đã tìm thấy trong cơ thể côn trùng khác, cũng có lợi cho đời sống của côn trùng đó. Ở ngành nấm, phần lớn là ở dạng sợi (mycelium), ở dạng này nấm thường tồn tại lâu hơn dạng nấm quả thể và bền vững hơn. Dạng nấm quả thể chịu tác động của nhiều yếu tố: nóng, lạnh và nguồn dinh dưỡng. Một khi các yếu tố này đáp ứng thì mới thành dạng quả thể. Điều này thấy rõ trong việc nuôi trồng nấm C.sinesis, ở dạng cấy nấm hay dạng sợi là tùy theo điều kiện nuôi cấy được bảo đảm đầy đủ. Có vẻ rằng sự nghiên cứu thứ tự sắp xếp DNA có thể dễ dàng trả lời câu hỏi liệu rằng Cordyceps là một sinh vật đơn lẻ hay là một vật ký sinh. Trong sự phân tích DNA gần đây của 29 mẫu Cordyceps sinensis từ cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng, đã tìm thấy những thay đổi về gen trung bình là gần 50% trong số những loài khác nhau đã được thử nghiệm. Và không một loài nào trong số này thử nghiệm phù hợp với “loại mẫu” được lưu tại Phòng mẫu cây của Vườn Thảo Dược Hoàng Gia ở Kew, Anh. Sự sắp xếp DNA sâu xa hơn của các dị hình thể được so sánh với Cordyceps sinensis bố mẹ cho thấy có sự thay đổi lớn. Thực tế quá lớn đến nỗi mà các nhà điều tra đã kết luận rằng trong 20 mẫu khác nhau được nuôi cấy để bán hiện nay của Cordyceps sinensis chỉ có Hirsutella sinensis là một dị hình thực sự. Sự sắp xếp lại DNA là hiển nhiên có trong Cordyceps. Nó thể hiện là Cordyceps có thể hết hợp với một số DNA của chính con côn trùng đó để lấy thức ăn, sau đó làm mất đi sự sắp xếp DNA của côn trùng này khi tăng trưởng từ bào tử được sản sinh hay từ các mô của cơ thể. Rõ rằng là những thử nghiệm sâu hơn về gen sẽ là cần thiết để nói Cordyceps là ký sinh hay cộng sinh. 

 

Sản Phẩm


1. Hộp viên hoàn cứng Đông Trùng Hạ Thảo Daibio 100g dùng trong vòng 10 ngày, 200g dùng trong vòng 20 ngày, 300g dùng trong vòng 30 ngày, 400g dùng trong vòng 40 ngày, 500g dùng trong vòng 50 ngày.



2. Hộp bột Đông Trùng Hạ Thảo Daibio 100g dùng trong vòng 10 ngày, 200g dùng trong vòng 20 ngày, 300g dùng trong vòng 30 ngày, 400g dùng trong vòng 40 ngày, 500g dùng trong vòng 50 ngày.



3. Lọ dung dịch Đông Trùng Hạ Thảo Daibio 125ml dùng trong vòng 2 ngày, 300ml dùng trong vòng 5 ngày,  500ml dùng trong vòng 9ngày.




CÁCH DÙNG, LIỀU DÙNG CHUNG:

Uống lúc đói vào trước bữa ăn 30 phút. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5g tương đương 2 thìa cà phê (2 thìa sữa chua). Dùng kiên trì đều đặn một liệu trình 1-3 tháng để có kết quả tốt nhất. Trẻ em (4-12 tuổi) dùng nửa liều của người lớn.

Nên dùng liên tục một đợt liệu trình từ 03 đến 06 tháng.

BẢO QUẢN:


Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng.


Giữ liên lạc với Công ty Daibio trong suốt quá trình sử dụng để có kết quả tốt nhất.


GIÁ BÁN :

Dạng bột, viên :

+ Hộp 200g : 1.650.000 VNĐ
+ Hộp 300g : 2.400.000 VNĐ
+ Hộp 500g : 4.000.000 VNĐ 

Dạng dung dịch : 
+ Lọ 300ml : 300.000 VNĐ
+ Lọ 500ml : 500.000 VNĐ


Công Dụng


* bocautrang2012 (http://www.webtretho.com) : chồng mình dùng Đông Trùng Hạ Thảo Daibio, thật không ngờ, sau 4 tháng điều trị ở Phòng khám Đại Gia Đình Daibio kết hợp đông Đông Trùng Hạ Thảo Daibio, chồng mình thấy dễ chịu và đỡ rất nhiều. Các bác sỹ ở phòng khám Đại Gia Đình Daibio có gia giảm thêm vào thuốc chữa hiếm muộn Tathutin để phù hợp đối với từng bệnh nhân và kèm riêng với Đông Trùng Hạ Thảo Daibio. Năm 2012, mình đi siêu âm thai được 4 tuần 6 ngày rùi, vui quá. Thật đáng mừng biết bao, phúc lộc trời cho, vợ chồng mình có thằng nhóc đầu lòng sau biết bao năm chờ đợi. 

* tinhyeucuocsong (http://www.blogger.com) : do bia rượu nhậu nhẹt nhiều quá, bố mình bị đau dạ dày từ hồi năm 2002 nhưng vẫn chủ quan nghĩ đó chỉ là bệnh đau đại tràng thông thường thôi. Đến khoảng tháng 11/2009, bố mình bị đau thượng vị, không ợ hơi được tức bụng có lúc đau quằn quại nên đã đi nội soi thì thấy trong dạ dày có những vết sần sùi và bác sĩ kết luận là ung thư dạ dày thể thâm nhiễm. Quả thực mọi người cả nhà đã rất sốc và gần như mất hết hi vọng. Mình đau lòng quá. Bố mình mới 65 tuổi thôi. Bố mình còn chưa được hưởng sung sướng ngày nào, cả đời vất vả lam lũ. Nhưng khi sinh thiết thì không có tế bào ung thư. Bố mình tiếp tục đi khám ở Bạch Mai, ở bệnh viện đại học Y, ở Việt Đức đều cho kết quả giống nhau là nghi K dạ dày thể thâm nhiễm nhưng cả 3 lần sinh thiết đều cho kết quả không phát hiện tế bào ung thư. Cuối cùng nghe lời khuyên của bác sĩ bố mình quyết định mổ. Ca mổ của bố mình, BS nói đây là ca phẫu thuật khó và nói bố mình chỉ có thể sống được 3 tháng nữa thôi. Lúc đó bố mình cũng nản lắm. Bạn biết không mổ xong bố mình yếu hẳn đi, sau đó 2 tháng bố mình cũng dùng toa hóa chất theo chỉ định của bác sĩ nhưng không thể chịu nổi vì yếu quá. Gia đình và mọi người đã sẵn sàng hết cho bố (lúc đó buồn lắm, nên mình hiểu được tâm trạng của cả nhà ở đây). Rồi khi bố về nhà lại đau lại, không ăn được, BS ở Bệnh Viện Bạch Mai khuyên nên dùng kết hợp Đông Trùng Hạ Thảo Daibio hoàn toàn của Việt Nam do GS. VS. TSKH. Bác Sỹ Đái Duy Ban, Thạc Sỹ Lê Khánh Linh ở phòng khám đại gia đình Daibio lần đầu tiên tại Việt Nam tìm giống, nhân nuôi và phát triển thành công mà không nhập bất cứ thứ gì từ nước ngoài về và các đài truyền hình VTV, VTC, Hà Nội 1 cùng nhiều báo chí đưa tin. Trước đây, rất nhiều người ở diễn đàn giới thiệu nhưng em không tin tưởng vì cái này thật giả lẫn lộn lắm, dùng phải hàng giả thì còn chết hơn. Gia đình mình gọi điện thoại số 04 62754799 để đặt lịch khám rồi hẹn đến số nhà 38 Ngõ Thái Thịnh 1, Đống Đa, Hà Nội mua cho bố. Điều kỳ diệu là sau 3 tháng dùng liên tục, bố mình ăn được nên (sức khỏe được vực dậy) mặc dù vẫn còn đau dạ dày, 3 tháng sau cả nhà động viên mãi bố mình mới chịu đi tái khám ở Bệnh Viện Bạch Mai (lúc đó bố mình chán nản buông xuôi mà) thì kết quả siêu âm dạ dày và ổ bụng lại có 1 u nhỏ mọc ở gan. Bác sĩ khuyên bố mình tiếp đợt hóa chất mới. Rồi bố mình cũng chịu vào. Các bạn biết không, 6 đợt vào hóa chất của bố là 6 đợt gia đình mình nín thở. Nhờ kết hợp Đông Trùng Hạ Thảo Daibio, bố mình có sức khỏe để qua được 6 đợt (đã có lúc cấp cứu tưởng bố mình đi). Tháng 1/2010, khi gặp các Bác sĩ nào biết bố mình cũng đều nói bố mình kiên cường. Bố mình nhờ mình gửi lời cảm ơn chân thành đến các Bác Sĩ ở Bệnh Viện Bạch Mai và đặc biệt là các bác sỹ ở phòng khám đại gia đình Daibio nhiều lắm. 

Liên Hệ


+  F  : 0908.259.519

+  E  : ktshuynhngocminh@gmail.com

+  W : http://a247a.blogspot.com

+  O : 1448 Đường 3/2 , P. 2, Q. 11, TP HCM

 

P/s : hãy lưu số và nhắn tin khi anh chị có nhu cầu nhé.